Thế nào là nón bảo hiểm đạt chuẩn ?
Trên thị trường có rất nhiều mũ bảo hiểm khác nhau. Từ kích thước mẫu mã kiểu dáng cho đến màu sắc. Và cũng nhiều thương hiệu khác nhau. Vậy có bao giờ bạn tự nhủ rằng nón bảo hiểm mình đã đạt chuẩn chưa ?
Thứ nhất, về cấu tạo mũ phải đủ 3 bộ phận gồm vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo;
Thứ hai, mũ đó đã được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR (dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy) và có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Trong đó, nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ và cơ sở sản xuất, cỡ mũ, năm tháng sản xuất;
Nhãn của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa, cỡ mũ, năm tháng sản xuất.
Cũng theo quy chuẩn này, đối với mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được, độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm dài nhất của lưỡi trai không quá 70mm.
Trường hợp mũ có lưỡi trai cứng gắn liền vỏ mũ, độ dài của lưỡi trai không lớn hơn 50mm. Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm.
Với lợi ích hơn 85% dân số Việt Nam sử dụng phương tiện di chuyển là mô tô, xe máy và đội nón bảo hiểm khi tham gia giao tiếp đã trở thành một nét văn hoá của người Việt.
Tận dụng lợi thế này, ngày càng nhiều các tổ chức sử dụng thiết bị bảo đảm như một công cụ để quảng cáo thương hiệu, người bán sản phẩm dịch vụ của bạn đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả .
Gửi bình luận